Sơn sàn nhà xưởng công nghiệp


1. Giới thiệu
Sơn Epoxy là loại sơn hai thành phần dựa trên nguồn gốc oxy hóa nhựa Epoxy với độ bóng cao, nó cứng và bám dính hoàn hảo để chống thấm nước và chống trầy xước. Là dòng sản phẩm sơn nền cao cấp chuyên dùng cho nền,  sàn nhà xưởng. Hai thành phần (thường gọi tắt là phần A và phần B) đã được đóng gói theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất khi sử dụng chỉ việc trộn đều hai thành phần này lại với nhau.
2. Phân loại sơn epoxy:
Sơn epoxy trên thị trường hiện nay bao gồm 3 loại chính sau:
Sơn epoxy gốc dầu.
Sơn epoxy gốc nước.
Sơn epoxy không dung môi.
​3. Ưu điểm sơn Epoxy
  • Bảo vệ bề mặt sàn bê tông nhà xưởng.
  • Khả năng chống chịu lực tốt, độ kháng mài mòn, độ bền cao.
  • Chống thấm nước, không thấm dầu, cho khả năng chống chịu môi trường hóa chất.
  • Tính thẩm mỹ cao.
  • Kháng nấm mốc, bụi bẩn, dễ lau chùi, phương pháp thi công đơn giản, thời gian thi công ngắn.
  • Sản phẩm sơn epoxy tự san phẳng mang tính sang trọng cao rất phù hợp với showroom, văn phòng. Đặc biệt sơn epoxy tự san phẳng có đặc tính kháng khuẩn và nấm mốc, là loại sơn sàn tiêu chuẩn dùng trong cho phòng sạch, bệnh viện, nhà máy dược, nhà máy thực phẩm….
  • Dòng sản phẩm sơn epoxy chống tĩnh điện cho khả năng chống tĩnh điện đáp ứng yêu cầu của các nhà xưởng sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch công nghệ cao.
​4. Phương pháp thi công
     Việc thi công sơn epoxy bằng phương pháp nào phụ thuộc vào dòng sản phẩm sử dụng. Sơn epoxy bao gồm hai dòng sản phẩm chính là sơn phủ epoxy và sơn epoxy tự san phẳng. Tùy từng dòng sản phẩm mà có các phương pháp thi công khác nhau. Với sơn epoxy phủ có hai phương pháp thi công là lăn rulo và phun bằng áp suất khí. Với sơn epoxy tự cân bằng dòng dùng phương pháp đổ tự san phẳng.
5. Công tác chuẩn bị
     Việc thi công sơn epoxy được thực hiện trên nền bê tông nhà xưởng nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và độ phẳng của nền bê tông nhà xưởng nên để có công trình đạt chất lượng và tính thẩm mỹ cao nhất bạn nên chuẩn bị ngay từ công đoạn ban đầu là đổ bê tông nền nhà xưởng.
Hiện nay bê tông dùng cho nền nhà xưởng hầu hết là bê tông tươi và được thực hện bởi các doanh nghiệp chuyên đổ bê tông nhà xưởng. Bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau:
  • Nền nhà xưởng phải để các khe dãn nở bê tông.
  • Phải tiến hành chống thấm ngược trước khi tiến hành đổ bê tông nền. Phương pháp chống thấm: Lót hai lớp ni long, trải vải địa kỹ thuật hoặc trải màng bitum.
  • Lấy cốt sàn thật chuẩn, dùng máy xoa nền xoa tạo phẳng toàn bộ bề mặt nền bê tông. Nền bê tông nhẵn và bằng phẳng quyết định rất lớn đến chất lượng nền thi công sơn epoxy.
  • Chỉ cần cán và xoa nền phẳng, không cần đánh tăng cứng bề mặt bằng chất tăng cứng vì chất tăng cứng bề mặt sẽ làm giảm độ nhám và khả năng bám dính của sơn. Nên khi đổ bê tông cho sàn thi công sơn epoxy không cần đánh tăng cứng bề mặt, nếu sàn đã được đánh tăng cứng khi thi công phải mài loại bỏ lớp tăng cứng bề mặt.
6. Quy trình thi công sơn epoxy
     Việc thi công sơn epoxy theo đúng qui trình đưa ra rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ của công trình. Qui trình thi công sơn phủ epoxy gốc dầu 3 lớp bao gồm các bước sau:
Bước 1: mài sàn
     Sử dụng máy mài sàn công nghiệp cùng máy hút bụi mài toàn bộ bề mặt sàn công đoạn này nhằm tạo nhám cho sàn giúp sàn liên kết tốt với lớp epoxy đồng thời loại bỏ vết bẩn và dị vật trên sàn.
Bước 2: xử lý bề mặt sàn
Dùng keo epoxy 2 thành phần chuyên dụng bả vá, xử lý toàn bộ khuyết tật trên sàn và tạo bề mặt bằng phẳng cho sàn nhà xưởng.
​Nền phải được mài và xử lý trước khi thi công sơn epoxy
Bước 3: Thi công sơn epoxy lớp lót
      Hút bụi lại toàn bộ bề mặt sàn trước khi tiến hành sơn lót, sơn lót epoxy sẽ thẩm thấu xuống nền bê tông giúp tăng cứng bề mặt và tạo liên kết trung gian giữa sàn và lớp sơn epoxy phía trên.
Bước 4: Thi công sơn epoxy lớp thứ nhất
Trộn đều hai thành phần A và B lại với nhau bằng máy khuấy trộn, tùy phương pháp thi công có thể lăn ruller hoặc phun đều lên bề mặt sàn.
Bước 5: Thi công sơn epoxy lớp thứ hai
      Sau khi lớp epoxy thứ nhất khô, kiểm tra lại toàn bộ bề mặt sàn, nếu đạt chất lượng tiến hành thi công lớp thứ hai. Đây là lớp sơn hoàn thiện nên yêu cầu thi công cần tỉ mỉ và cẩn thận để đạt tính thẩm mỹ cao nhất.
Với sơn epoxy tự san phẳng sau bước sơn lót tiến hành đổ một lớp epoxy tự cân bằng dày 2-3 mm.
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Thương hiệu uy tín Thương hiệu uy tín
cam kết chất lượngCam kết chất lượng
vận chuyển toàn quốcVận chuyển toàn quốc