Chống thấm ngược


* Công tác chuẩn bị bề mặt chống thấm:
– Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật.
– Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu.
– Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm. Băm đục gỡ sạch các dăm gỗ, giấy, tạp chất còn sót trên mặt bê tông, đặc biệt tại các góc chân ke tường bao với sàn bê tông.
– Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông cần được lắp đặt thanh trương nở và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
– Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt. Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.
– Để phơi mặt bê tông khô tự nhiên hoặc làm khô những khu vực còn ẩm ướt trên bề mặt bằng máy thổi cầm tay.
* Quy trình thi công chống thấm:
1. Chống thấm ngược bằng các sản phẩm gốc xi măng.
Với việc thi công chống thấm ngược cần phải tìm hiểu rõ về kết cấu bê tông và cần vệ sinh làm sạch bề mặt rồi mới tiến hành thi công.
Khi thi công chống thấm ngược nên thi công các sản phẩm có độ bám dính với bề mặt bê tông tốt và có khả năng thẩm thấu vào thân bê tông là tốt nhất để đảm bảo lớp bê tông sẽ được tạo lớp màng tinh thể trong thân bê tông và có độ bám dính liên kết chặt chẽ để ngăn thấm nước vào.
Tuy nhiên nếu điều kiện thi công cho phép chúng ta vẫn nên sử dụng các sản phẩm chống thấm ngược để thi công chống thấm thuận vì nó giúp tăng khả năng chống thấm và bảo vệ được lớp bê tông cốt thép nhằm tăng độ bền tối đa cho công trình.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thi công và bề mặt
– Dụng cụ thi công có thể là bàn chà, cọ bản rộng, bay hoặc máy phun vữa.
– Bề mặt bêtông nên có độ ẩm nhất định (nhưng không được đọng nước) trước khi thi công.
Bước 2: Thi công
– Thi công hai lớp vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp thứ hai được quét sau khi lớp thứ nhất khô mặt (khoảng 2 – 24h, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng).
– Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg tùy theo mức độ cần chông thấm và tùy theo quy định của từng loại sản phẩm cần dùng, do vậy liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2
– Chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.
Bước 3: Bảo dưỡng
– Thường các loại vật liệu chống thấm 2 thành phần là sản phẩm gốc xi măng nên cần có yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc.
– Sau khi hoàn thiện, bề mặt nên được bảo dưỡng ngay để tránh bị khô quá nhanh bằng cách phun nước liên tục, che phủ bằng nilông hoặc bao tải ướt.
– Nếu thi công cho hồ chứa nước thì chỉ nên xả nước vào hồ sau khi đã bảo dưỡng đầy đủ sản phẩm sau 3 ngày.
Bước 4: Những điểm cần lưu ý
– Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp
– Khi cần sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.
– Không nên trộn thêm nước vào vật liệu đã đông cứng.
– Không nên thi công vật liệu dưới ánh nắng mặt trời.
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Thương hiệu uy tín Thương hiệu uy tín
cam kết chất lượngCam kết chất lượng
vận chuyển toàn quốcVận chuyển toàn quốc