Chống thấm vết nứt
Các vết nứt là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng rò rỉ, thấm nước làm tổn hại đến kết cấu chung của công trình xây dựng. Nếu không được xử lý một cách kịp thời và triệt để, về lâu dài các vết nứt này sẽ làm giảm tuổi thọ công trình, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến hư hại và hỏng cục bộ công trình.
Quy trình thi công chống thấm xử lý vết nứt:
1. Quy trình thi công bơm keo Epoxy bằng phương pháp bơm xy lanh
– Kiểm tra kích thước của vết nứt, sử dụng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng làm sạch bụi bẩn và các tạp chất trên bề mặt vết nứt.
– Đánh dấu các vị trí trọng yếu có thể đặt xy lanh, kim bơm.
– Tiến hành cho keo vào xilanh, gắn xy lanh vào bát sau đó từ từ bơm dung dịch keo vào. Lưu ý, chuẩn bị nhiều xy lanh chứa keo khác nhau một lúc để có thể liên tục bơm vào cho đến khi keo không vào được nữa thì dừng lại. Trường hợp muốn tăng áp lực trong quá trình bơm có thể dùng dây cao su để bổ trợ.
– Sau khi bơm khoảng 2h đồng hồ, dung dịch keo đã đủ thời gian đông cứng, chúng tôi tiến hành rút xy lanh ra, sau đó sử dụng các loại máy chuyên dụng để trà nhám và làm phẳng bề mặt các vết nứt chống nứt bê tông
– Trà nhám và làm phẳng bề mặt vết nứt
2. Quy trình thi công bơm keo Epoxy bằng phương pháp bơm áp lực:
Phương pháp thi công bơm keo áp lực cao
– Kiểm tra và vệ sinh bề mặt điểm bị rò rỉ.
– Khoan lỗ tại điểm rò rỉ, đặt ống dẫn nước nằm làm giảm áp lực nước tại các vị trí rò rỉ khác (chỉ sử dụng cho các điểm rò rỉ mạnh).
– Đặt vít 1 chiều vào lỗ đã khoan và vặn theo chiều kim đồng hồ cho đến khi vít bám chặt vào bê tông.
– Thổi sạch bụi bẩn trên bề mặt của điểm thấm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc bơm keo vào bên trong điểm rò rỉ.
– Bơm keo vào bên trong vết nứt bằng máy bơm áp lực cao SL-500/SL-600.
– Vệ sinh: khi công việc bơm keo hoàn thành, sau 1 giờ có thể gỡ các valve 1 chiều ra, làm phẳng và vệ sinh sạch lại bề mặt của điểm rò rỉ.
Video clip: Bơm keo áp lực SL 500